Tự học guitar bài 5: Vòng hợp âm và bước đầu đệm hát

Cho đến bài hôm nay, chúng ta đã biết qua các hợp âm và hai nhịp điệu là Slowrock và blue. Ngày hôm nay chúng ta tiếp tục phát triển thêm bài học trước với nội dung là tìm hiểu sâu hơn về hợp âm và các kỹ năng đệm hát.

1. Vòng hợp âm là gì?

Chúng ta đã biết đệm đàn guitar ở mức độ cơ bản chính là sự kết hợp giữa hợp âm và nhịp điệu. Tay trái bấm hợp âm, tay phải gảy nhịp điệu. Nhưng có phải bấm bất kỳ hợp âm nào cũng được không? Xin trả lời là không phải như vậy. Mỗi bài hát được nhạc sĩ sáng tác ở một giọng khác nhau hay nói dễ hiểu hơn là với mỗi bài hát ở các gam khác nhau.

Có bài viết ở giọng trưởng có bài viết ở giọng thứ. Bài ở giọng trưởng thì hợp âm chủ của nó là hợp âm trưởng, tương tự với hợp âm thứ. 

Đối với mỗi một âm chủ lại có những hợp âm khác đi kèm theo nó. Các hợp âm đi theo đó được xây dựng theo một quy luật cụ thể. Tập hợp của tất cả các hợp âm đi kèm âm chủ đó ta được một vòng hợp âm. Đối với bất kỳ một bài hát nào, chỉ cần xác định được âm chủ của nó thì các bạn đã có thể hình dung ra được các hợp âm cần dùng để đệm bài hát ấy rồi. Do tính chất quan trọng của vòng hợp âm như vậy nên cần phải thuộc các vòng hợp âm.

Việc xác định các vòng hợp âm gồm những hợp âm nào là có công thức hẳn hoi tuy nhiên ở bài này xin phép chưa nói đến vội mà tạm thời cung cấp ra đây cho các bạn một vòng hợp âm dễ bấm nhất và quen thuộc nhất để cho các bạn sử dụng nó đệm hát được một vài bài hát đã. Sau này chúng ta sẽ còn quay lại để làm rõ hơn, sâu hơn về chủ đề này.

Sau đây là những hợp âm nằm trong âm giai Đô trưởng hay gọi theo cách của chúng ta là vòng hợp âm đô trưởng. Vòng này gồm hợp âm C, F, G7 (có thể dùng G để thay cho G7) Am, Dm, Em. Đối với 1 bài hát ở giọng đô trưởng ta chỉ cần tìm trong 6 hợp âm này là đủ. 

Thông thường thì các bài hát viết ở nhiều giọng khác nhau nhưng chúng ta không hát được như ca sĩ nên ta thường hát thấp hơn họ. Và việc ko hát đúng như giọng của ca sĩ cũng không phải là chuyện lớn. Sau này chúng ta sẽ học kỹ thuật dịch giọng để đưa các bài hát ở các giọng khác về giọng nào đó cho phù hợp với khả năng của mình.

Giờ đây các bạn hãy học thuộc lòng 6 hợp âm trên. Sau đó thuộc làu cách bấm của nó trên cần đàn. Đến khi cần tập một bài hát nào đó, các bạn sẽ hát từng câu hát lên rồi ở những điểm nhấn của nó thì gạt một lượt hợp âm để xem hợp âm đó có hợp với câu hát không thì ta chọn. Cứ như thế cho đến khi ta chọn được các hợp âm cho cả bài. Cách này ta gọi là cách học mò mẫm nhưng trong tình huống nhiều bạn thích chơi guitar mà không biết nhạc lý thì cách này là hữu dụng nhất, rất trực quan, thực tế. Làm nhiều thành quen sẽ nhanh thôi. 

2. Kỹ năng đệm hát

Trong bài số 4 vừa rồi chúng ta đã có biết sơ sơ là khi đệm hát thì phải làm sao cho những điểm nhấn của câu hát tương ứng với tiếng trầm của nhịp điệu. Ở đây cũng không còn gì để nói thêm. Đây là chỗ cần sự trực quan, miêu tả vừa dài dòng vừa khó hiểu. Tôi sẽ làm 1 clip minh họa để cho các bạn tham khảo. 




Tự học guitar bài 5: Vòng hợp âm và bước đầu đệm hát Tự học guitar bài 5: Vòng hợp âm và bước đầu đệm hát Reviewed by Tran Vu on 9:39 PM Rating: 5

No comments

Featured Video