Tìm hợp âm khi Tự học Guitar

Trên cây đàn guitar có tổng cộng 19 phím đàn, trong đó có 12 phím phía ngoài thường dùng, 7 phím nằm về phía gần lỗ cộng hưởng ít được dùng hơn khi đệm hát thông thường.



Trên bất kỳ cây Guitar nào cũng có những cái chấm màu trắng để đánh dấu vị trí các thế tay. Có khi cái chấm đó nằm ngay trên mặt cần đàn và cũng có khi nó nằm ở mép cần đàn. Các chấm này được đặt một cách hữu ý chứ không phải chỉ là vật trang trí. Tính từ đầu cần đàn trở vào đến thùng đàn có cả thảy 5 cái chấm. 

Vị trí của chúng nằm lần lượt ở phím số 3, 5, 7, 9, 12. Tác dụng của các phím đó để làm gì vậy? Rất đơn giản, khi bạn đang đệm một ca khúc hoặc độc tấu một bản nhạc,  bạn sẽ phải dịch chuyển bàn tay trái qua nhiều vị trí khác nhau trên cần đàn. Các chấm đó giúp bạn có thể tìm đến được phím hoặc nốt mà bạn cần bấm một cách dễ dàng. 

Sau đây là mối liên hệ trực tiếp giữa các phím trắng ấy với các hợp âm. 

Ở bài trước chúng ta đã biết mấy hợp âm căn bản là Am, Dm, Em, C, E. Những hợp âm này đều có một đặc điểm là trong những nốt cấu thành nên chúng có những nốt không cần bấm. Ví dụ như hợp âm Am thì chỉ phải bấm ngón trỏ vào phím số 1 của dây 2, ngón giữa vào phím số 2 của dây 4 và ngón áp út vào phím số 2 của dây 3. Như thế các dây 1, 5, 6 là để dây buông. Tương tự các bạn quan sát các hợp âm Dm, Em, C, E sẽ thấy. 

Dây buông ta tạm coi nó là phím số 0. Ta lấy hợp âm Am làm ví dụ để phân tích tiếp. Nếu giờ đây ta cộng thêm vào mỗi ngón tay 2 phím nữa thì ta được phím 3 dây 2, phím 4 dây 3 và phím 4 dây 4. Vì ở Am có các dây buông nên khi cộng 2 phím các bạn cũng phải lấy 0 + 2 thì ta được dây số 1, 5, 6 là phím số 2. Để bấm hợp âm này, các bạn dùng ngón chỏ trái chặn cả 6 dây còn ngón 2 thì bấm phím 3 dây 2, ngón giữa bấm phím 4 dây 4, ngón út bấm phím 4 dây 3. Ta được hợp âm này gọi là hợp âm Bm ( Si thứ).

hợp âm Bm (si thứ)


Với cách làm như thế các bạn làm với các hợp âm Dm và Em, E, C thì ta sẽ được các hợp âm trưởng và thứ khác phong phú hơn rất nhiều.

Tại sao lại là cộng 2 phím, nếu chỉ cộng 1 phím thì nó là hợp âm gì? Nếu chỉ cộng 1 phím thì ta sẽ được hợp âm si giáng thứ. Để nói rõ về điểm này, xin nhắc lại một chút: Trong âm nhạc có 7 hình nốt từ A đến G xếp thành 1 vòng tròn nhưng lại chỉ có 6 cung. Như thế rõ ràng là sẽ phải có những nốt nào đó chỉ cách nhau có nửa cung chứ ko phải 1 cung. Các nốt đó là Si và do, Mi và fa. 

Nếu từ nốt la (A) sang nốt si (B) còn có nốt la # (thăng) và nốt si b (giáng) và về cao độ thì la #  = si b tức là còn 1 nốt ở giữa nhưng giữa mi fa và si do thì không có những nốt giữa đó. Mi # chính bằng Fa, và Fa giáng chính bằng mi, tương tự si thăng là do mà do giáng là si.

Trên cây đàn guitar, điều đó được thể hiện ra là: Mỗi một phím đàn là 1 nửa cung cho nên nếu nốt do nằm ở phím 1 của dây 2 thì nốt re sẽ nằm ở phím số 3 của dây đó nhưng nốt Si thì chính là đánh dây buông của dây 2.

Cấu trúc của cây đàn guitar khi đánh các dây buông từ trên xuống ( tức là gạt từ dây 6 xuống dây 1) sẽ được các nốt: Mì, là, rề, son, si, mí. Từ các âm mặc định này, các bạn tự tính toán trên cần đàn thì sẽ biết được hết các nốt còn lại trên các dây. Và cũng từ điểm này các bạn có thể hiểu được tại sao khi người ta lên dây, người ta lại bấm vào phím số 5 của dây 2 rồi đánh cả 2 dây 1 và 2 xem có bằng nhau chưa. Bởi vì phím 5 của dây 2 khi chỉnh dây cho đúng thì sẽ là nốt mi = nốt mi buông của dây 1. 

Giống như cách tính các nốt nhạc, để dịch các hợp âm từ hợp âm buông sang hợp âm chặn ta cũng tính như thế. Ví dụ như Em khi dịch thêm 1 phím thì được Fm, dịch 3 phím thì được Gm. Ban đầu tất nhiên chưa quen thuộc thì mỗi lần muốn tìm các hợp âm các bạn phải mất công xoay cái cần đàn lại mà đếm rồi bấm nhưng khi quen mắt rồi thì các bạn sẽ tìm nhanh thôi. Và khi đó chỉ cần nhìn các chấm là các bạn dịch chuẩn.
Này nhé, sau cái chấm đầu tiên thì là phím 4, sau cái chấm thứ 2 là phím 6... Giờ các bạn đã hiểu cái chấm trên đàn của mình chưa nào.

Với những điều nói trên đây, các bạn đã biết cách tự tìm các hợp âm phổ biến ở trên cây đàn rồi. Giờ đây muốn đệm ca khúc nào, nếu các bạn chưa thể tự xây dựng các hợp âm thì có thể lên mạng tìm các bản mà người ta đã vẽ hợp âm sẵn rồi dò theo các hợp âm đó mà đệm thì không còn vấn đề gì nữa. 
Tìm hợp âm khi Tự học Guitar Tìm hợp âm khi Tự học Guitar Reviewed by Tran Vu on 11:42 PM Rating: 5

2 comments

  1. Bài học rất hữu ích. Chúc Ad có thêm nhiều bài học mới hơn để giúp các bạn mới tập guitar có thêm thông tin tham khảo và cố gắng luyện tập. Kí danh: Đàn guitar giá rẻ MamBo!

    ReplyDelete
  2. Quý khách hàng đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống âm thanh hội trường, loa âm trần, loa array, loa kéo, và các thiết bị âm thanh khác với chất lượng đảm bảo và dịch vụ chuyên nghiệp? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0776541111. Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn giải pháp tối ưu nhất, đáp ứng mọi yêu cầu từ cơ bản đến phức tạp, đảm bảo sự hài lòng tuyệt đối cho mọi không gian và mục đích sử dụng. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí và báo giá cạnh tranh nhất!

    ReplyDelete

Featured Video