Tự học đàn guitar: Bài 1
Bạn thích đàn guitar, bạn muốn chơi đàn để đệm hát được những ca khúc mình yêu thích nhưng lại chưa gặp được sự chỉ dẫn cần thiết. Với mong muốn góp phần phát triển phong trào văn nghệ nói chung và chơi đàn guitar nói riêng, tôi viết lại những kinh nghiệm học đàn của mình ra đây. Những kiến thức cũng như kinh nghiệm của tôi còn nhiều hạn chế và không phải là chuẩn mực, nếu có sai sót xin được lượng thứ. Xin cảm ơn!
Bài học nhập môn về Guitar
Thông thường, học bất kỳ một môn nào cũng đều nên biết qua về lịch sử của nó. Tuy nhiên, thời nay, nhờ sự tiện dụng của google, các bạn hoàn toàn dễ dàng tra cứu được lịch sử của cây đàn guitar cũng như lịch sử du nhập của nó vào Việt Nam như thế nào. Để không lãng phí thời giờ của các bạn, tôi xin đi thẳng vào ngay những công việc đầu tiên đối với một người mới tập guitar cần phải biết:
1. Biết sơ qua cấu tạo của cây đàn
2. Biết tư thế ngồi chơi đàn đúng đắn
3. Biết một vài quy ước để tiện cho việc nắm bắt các bài tập
4. Biết cách đặt bàn tay trên cây đàn một cách đúng đắn để dễ chơi
Sau đây tôi xin trình bày lần lượt từng phần
1. Cấu tạo cây đàn
Cây đàn guitar gồm một số bộ phận chính:
- Thùng đàn: là bộ phận cộng hưởng để giúp tiếng đàn phát ra to hơn
- Cần đàn: là bộ phận để gắn các phím đàn
- Ngựa đàn: nằm ở cuối thùng đàn để làm chỗ căng dây đàn
- Khóa đàn: nằm ở đầu chót cần đàn để cột dây đàn lại. Trên khóa đàn có các núm vặn để lên dây đàn
Về tổng thể, đàn guitar thông thường có 6 dây. Dây đàn có thể là dây sắt hoặc dây nylon. Đàn dây sắt ta gọi là đàn guitar acousic, đàn dây nylon gọi là đàn classic. Trên cần đàn bố trí các phím đàn bằng đồng gắn ngang lên cần. Từ đầu cần đàn đến chỗ giáp với thùng đàn có cả thảy 12 phím bấm. Từ đó cho đến hết có thể có 6 hoặc 7 phím nữa tùy thiết kế từng đàn.
Trên cây đàn guitar có 6 dây với độ to nhỏ khác nhau. Dây to nhất nằm trên cùng, dây nhỏ nhất nằm dưới cùng khi ta cầm đàn theo tư thế chơi đàn.
hình ảnh mô phỏng những phím đầu tiên của cần đàn. |
2. Tư thế ngồi chơi đàn
Để chơi đàn được thuận tiện mà không bị mỏi cần biết tư thế ngồi chuẩn. Tư thế đó là đặt chân trái lên một bục cao hơn mặt đất từ 15 đến 20 cm. Ghế ngồi không được cao quá. Độ cao của ghế thích hợp là khi ngồi lên thì đùi song song mặt đất. Ta đặt chỗ eo đàn vào trên đùi trái sao cho cây đàn tạo một góc khoảng 30 đến 45 độ với mặt đất. Tay trái cầm cần đàn, tay phải tì cánh tay lên cạnh thùng đàn, đáy đàn nằm trên đùi phải. Với tư thế này ta tiếp xúc đàn ở 4 điểm ở đùi trái, đùi phải, bàn tay trái và cánh tay phải. Như vậy đàn được giữ chắc chắn nên thuận tiện cho ta trong lúc chơi đàn.
Tư thế chơi đàn guitar |
Tuy nhiên, trong thực tế không phải khi nào cũng ngồi đúng tư thế được. Có khi trong các cuộc liên hoan văn nghệ ở công viên, bãi cỏ, không có điều kiện mang theo ghế và bục để chân. Khi đó, các bạn chỉ cần đặt tư thế nào cho mình thấy thoải mái nhất và chơi dễ nhất là được. Tất nhiên mới tập nên ngồi đúng để cho quen đã. Khi quen rồi thì ngồi sao cũng được.
3. Một vài quy ước
Các quy ước sau đây được dùng trong toàn bộ các bài tập tiếp theo mà tôi trình bày. Nó cũng được dùng trong một vài cuốn sách viết về phương pháp học guitar. Do vậy các bạn nên lưu tâm thuộc lòng để tiện nắm bắt.
a. Quy ước về dây đàn
Đàn guitar có 6 dây, từ dây nhỏ nhất đến dây to nhất ta quy ước nó là từ số 1 đến số 6. Nghĩa là dây mí là số 1, dây mì ở trên cùng là số 6. Các con số này được viết nằm trong vòng tròn. Mai sau, hễ thấy trong bản nhạc mà có ghi số 2 trong vòng tròn thì bạn đọc hiểu là người viết hướng dẫn rằng nốt nhạc bên dưới đó phải bấm ở trên dây số 2.
b. Quy ước về phím đàn
Dây buông ta ký hiệu số 0, còn từ phím số 1 trở đi người ta ký hiệu bằng chữ số La mã. Trong bức ảnh ở trên các bạn đã thấy rồi.
c. Quy ước về ngón bấm
Trong khi chơi đàn guitar, các ngón bên tay trái chỉ có ngón cái là không phải bấm. còn 4 ngón còn lại đều phải bấm lên các dây đàn. Để thuận tiện cho việc học cách sử dụng ngón bấm, người ta ký hiệu ngón trỏ là 1, ngón giữa là 2, ngón áp út là 3 và ngón út là 4. Lưu ý rằng ký hiệu ngón bấm thì không nằm trong vòng tròn còn ký hiệu các dây đàn thì là số nằm trong vòng tròn.
Bên bàn tay phải, các ngón được ký hiệu như sau: ngón cái là P, ngón trỏ là i, ngón giữa là m, ngón áp út là a. Có đôi lúc trong các bản nhạc cổ điển người ta còn dùng cả ngón út ví như bản Bèo dạt mây trôi do Nguyễn Thế An chuyển soạn. Tuy nhiên các trường hợp đó không nhiều. Ở lĩnh vực đệm hát cũng chưa cần thiết phải dùng ngón út nên các bạn chưa cần chú trọng điều này.
4. Cách đặt tay trên đàn
Ở trên các bạn đã biết hết các quy ước rồi. Từ đây tôi sẽ sử dụng các quy ước ở trên để trình bày quy tắc đặt bàn tay. Đối với một người khởi sự tập đàn guitar, trước hết phải biết cách đặt bàn tay trên đàn. Việc phải xây dựng những quy tắc đặt tay trên đàn là nhằm tạo ra một sự sắp xếp khoa học và thuận tiện để khi chơi đàn thì dễ dàng tiện lợi, người tập nên lưu ý.
Đối với bàn tay trái: Ngón tay cái đặt vào giữa mặt phía sau cần đàn, các ngón còn lại thì khum khum bấm trên dây đàn. Các ngón bấm trên đàn phải bấm thẳng góc 90 độ so với mặt phẳng cần đàn. Nếu không bấm như thế thì ngón tay sẽ chạm vào các dây bên cạnh khiến tiếng kêu của các dây đó bị rè.
Đối với bàn tay phải: ngón p phụ trách gảy 3 dây số 4, 5, 6, ngón i phụ trách dây 3, ngón m phụ trách dây 2, ngón a phụ trách dây 1.
Các bài tập thực hành
Bài 1: luyện ngón gảy bên tay phải
Đầu tiên nên đặt 3 ngón i, m, a vào vị trí 3 dây số 3, 2, 1 rồi gảy móc lên một lượt. Móc xong lại đặt vào. Đến khi nào không cần nhìn, nhắm mắt mà tay móc xong lại ngón nào đặt đúng vào dây đó không lộn xộn thì đã thành công rồi. Kế tiếp đó các bạn tập bài tập thứ 2 như sau: ngón p gảy lướt từ dây 6 xuống 5 xuống 4. Khi P gảy đến dây 4 thì i gảy móc dây 3, rồi m gảy dây 2, a gảy dây 1. Lúc này hoàn toàn là tập bàn tay phải và gảy trên dây buông nên bàn tay trái chưa phải làm gì cả.
Bài 2: Luyện ngón bấm tay trái kết hợp với ngón gảy bên tay phải
Khởi sự các bạn dùng ngón 1 tay trái bấm vào phím I dây 6 trong khi đó ngón p tay phải đánh xuống dây 6. Kế tiếp ngón 2 bấm phím II dây 6, ngón p tay phải đánh xuống. Với bài trước các bạn đã quen việc đánh bên tay phải rồi nên ở bài này chỉ quan tâm đến tay trái thôi. Hễ ngón tay trái bấm vào dây nào thì tay phải đánh xuống dây đó. Việc đánh thì theo quy luật ở bài số 1. Tức là nếu bấm dây 6,5,4 thì đánh bằng ngón P còn dây 3,2,1 thì lần lượt đánh bằng dây i, m, a. Mới đầu có thể nhầm lẫn hoặc là chỉ quen đánh bằng một ngón tay i hoặc m. Các bạn cứ kiên trì luyện tập, mỗi ngày chỉ cần tập bài tập này 10 phút nhưng ngày nào cũng tập thì chỉ 1 tuần là quen liền.
Để hoàn thành toàn bộ bài tập, các bạn lần lượt bấm từ ngón 1 đến ngón 4 từ phím I đến phím IV đối với cả 6 dây. Bấm xuôi xong thì tập bấm và đánh ngược lại. Khi thành thục ngón tay của các bạn ở cả hai bàn tay trái phải sẽ có cảm giác về dây. Nghĩa là hễ cần bấm thì tay trái bấm đâu tay phải đánh đó mà không cần mắt phải nhìn và vẫn biết mình đang bấm dây số mấy.
Chúc các bạn sớm vượt qua yêu cầu bài tập này.
Tự học đàn guitar: Bài 1
Reviewed by Tran Vu
on
3:25 AM
Rating:
Hay nè, CH Vũ uyên đang có chương trình KM mua bán đàn guitar giá rẻ
ReplyDeleteỞ phần đặt tay trên đàn nếu có ảnh minh họa thì sẽ dễ hoc guitar hơn.
ReplyDeletehình minh họa vậy là rõ ràng và dẽ hiểu rồi bạn, bài viết rất hữu ích. Xin cảm ơn chủ bải viết nhiều! Kí danh: Đàn guitar giá rẻ MamBo!
ReplyDeletesee post dildos,real dolls,sex dolls,dildo,dildos,realistic sex dolls,cheap sex toys,sex toys,dog dildo web
ReplyDeleteQuý khách hàng đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống âm thanh hội trường, loa âm trần, loa array, loa kéo, và các thiết bị âm thanh khác với chất lượng đảm bảo và dịch vụ chuyên nghiệp? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0776541111. Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn giải pháp tối ưu nhất, đáp ứng mọi yêu cầu từ cơ bản đến phức tạp, đảm bảo sự hài lòng tuyệt đối cho mọi không gian và mục đích sử dụng. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí và báo giá cạnh tranh nhất!
ReplyDelete